Vượt Đèn Đỏ Phạt Bao Nhiêu Tiền?

Ở Việt Nam, việc tuân thủ tín hiệu giao thông còn kém, một bộ phận người dân còn không quan tâm vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền. Khi bị cảnh sát phạt hành chính thì mới biết mức phạt sơ sơ. Với vi phạm hành chính như vượt đèn đỏ có nhiều mức phạt khác nhau theo loại phương tiện và tình huống.

Trong bài viết này chúng tôi trích dẫn từ luật giao thông đường bộ về lỗi vượt đèn đỏ có bao nhiêu mức phạt. Nhưng trước tiên chúng ta cần biết đèn đỏ là gì và quy định hiệu lệnh của nó ra sao?

Lỗi vượt đèn đỏ phổ biến ở VIệt Nam
Lỗi vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền tùy vào phương tiện bạn đang điều khiển

Đèn tín hiệu đỏ là gì?

Đèn tín hiệu đỏ là một biểu tượng quen thuộc trên đường phố, cho biết lái xe phải dừng lại và chờ đợi cho đến khi đèn chuyển sang màu xanh. Tuy nhiên, đèn tín hiệu đỏ còn mang trong mình nhiều ý nghĩa khác nhau, từ việc duy trì trật tự giao thông đến tăng cường an toàn cho người tham gia giao thông.

Đèn đỏ là 1 trong 3 đèn tín hiệu giao thông chúng ta vẫn nhìn thấy hàng ngày tại các giao lộ. Chúng có chức năng điều phối phương tiện giao thông sao cho hợp lý, tránh ùn tắc, là một dạng tín hiệu không thể thiếu tại đô thị.

Vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?

Ở Việt Nam, việc vượt đèn đỏ là một hành vi vi phạm giao thông và bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Quy định pháp luật đã nêu rõ việc vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu trong 2 trường hợp sau:

Xem thêm: Lỗi xi nhan phạt bao nhiêu?

Ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?

Theo điểm a Khoản 5, điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

Xe máy vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu?

Theo điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Đối với người đi xe đạp, xe đạp điện

Theo điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100.000 – 200.000đ đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, kể cả xe đạp điện có hành vi vượt đèn đỏ, đèn vàng.

Đối với người đi bộ 

Cũng có tín hiệu đèn đỏ ngăn người đi bộ băng qua đường. Tín hiệu đèn đỏ cho người đi bộ đồng thời đang là tín hiệu đèn xanh cho người điều khiển phương tiện trên đường. 

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP: Phạt từ 60.000 – 100.000 đồng đối với người đi bộ có hành vi vượt đèn đỏ giao thông khi băng qua đường.

Trường hợp nào được phép vượt đèn đỏ?

Theo quy định về giao thông đường bộ tại nhiều quốc gia, vượt đèn đỏ là hành vi bị nghiêm cấm và vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên, tại Việt Nam có 5 trường hợp vượt đèn đỏ nhưng không bị xử phạt hành chính như sau:

Những trường hợp nào được phép vượt đèn đỏ giao thông?
Các trường hợp được phép vượt đèn đỏ mà không bị phạt hành chính
  1. Xe ưu tiên

  • Xe cứu thương
  • Xe cứu hỏa
  • Xe quân sự, xe công an làm nhiệm vụ khẩn cấp
  • Xe viện trợ cứu hộ thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp
  • Xe được cảnh sát giao thông hộ tống.

Có thể bạn quan tâm: Gắn đèn trợ sáng cho xe có bị phạt không?

Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

Vào giờ cao điểm tại các ngã giao nhau, người điều khiển giao thông thực hiện lệnh điều phối giao thông tránh ùn tắc. Lúc này người điều khiển phương tiện giao thông có thể nghe theo hiệu lệnh mà không cần quan tâm đến tín hiệu đèn đỏ.

Vạch kẻ kiểu mắt võng

Khi thấy vạch kẻ mắt võng màu vàng, người điều khiển phương tiện giao thông không được dừng lại trong vạch này. Và tiếp tục di chuyển theo hướng mũi tên (nếu có) trên vạch

Có biển báo, tín hiệu tiếp tục di chuyển

Tại một số ngã tư cho phép người điều khiển xe máy rẻ phải khi đèn đỏ nhằm giảm mật độ phương tiện chờ tín hiệu.

Tại ngã ba, nếu trước mặt là 2 hướng thẳng và rẻ trái thì bạn được phép đi thẳng khi đèn đỏ.

Điểm dễ nhận biết tại các vị trí này chính là tín hiệu đèn xanh có hình mô tô và mũi tên chỉ hướng. Có nghĩa chỉ có mô tô được phép di chuyển khi có tín hiệu đèn đỏ, còn ô tô thì không.

Được phép vượt đèn đỏ trong tình huống đặc biệt

Có những tình huống đặc biệt không nằm trên các trường hợp trên thì người tham gia giao thông vượt đèn đỏ sẽ không bị phạt hành chính:

  • Vượt đèn đỏ trong tình thế cấp thiết
  • Vượt đèn đỏ do phòng vệ chính đáng
  • Vượt đèn đỏ do sự kiện bất ngờ
  • Vượt đèn đỏ do sự kiện bất khả kháng
  • Người vượt đèn đỏ không có năng lực trách nhiệm hành chính
  • Người vượt đèn đỏ chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Tuy nhiên, ngay cả trong các trường hợp trên, việc vượt đèn đỏ cũng phải tuân thủ quy định, chỉ được thực hiện khi đảm bảo an toàn cho mọi người tham gia giao thông và phương tiện khác. Nếu không tuân thủ quy định, cả người lái xe và người đi bộ đều có thể gặp nguy hiểm và bị xử phạt.

Như vậy qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ quy định hành chính giao thông lỗi vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu rồi đúng không. Mong rằng ý thức tuân thủ luật khi tham gia giao thông ở nước ta sẽ ngày càng được nâng cao. Và bạn cũng có thể dùng những kiến thức này giáo dục những đứa trẻ của chúng ta phát huy tinh thần đó.

Xem thêm: Dán tem xe khác màu có bị phật không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *