Đèn cảnh báo trên ô tô có rất nhiều loại được ký hiệu bằng những biểu tượng đơn giản. Các bác tài xế chưa chắc gì biết hết ý nghĩa của nó. Có những loại tín hiệu ẩn ít khi xuất hiện, nhưng khi nó sáng lên có nghĩa xe hơi của bạn đang có vấn đề gì đó. Sau bài sẽ giúp bạn trang bị cho mình thêm kiến thức về những dòng tín hiệu được trang bị trên ô tô của bạn.
Contents
- 1 Các loại đèn cảnh báo trên ô tô
- 2 Đèn cảnh báo nguy hiểm
- 2.1 Đèn báo lỗi chức năng cần kiểm tra
- 2.2 Đèn thông báo chức năng thường xuyên khi xe hoạt động
- 2.3 Đèn báo phanh chống bó cứng (ABS):
- 2.4 Đèn báo má phanh
- 2.5 Đèn báo cos/pha
- 2.6 Đèn áp suất lốp ở mức thấp
- 2.7 Đèn báo lỗi khí thải động cơ
- 2.8 Đèn báo lỗi ắc quy
- 2.9 Đèn báo áp suất dầu thấp
- 2.10 Đèn cảnh báo túi khí
- 2.11 Đèn cảnh báo phanh tay
- 3 Vì sao xuất hiện đèn cảnh báo trên ô tô?
- 4 Cách xử lý khi xuất hiện đèn cảnh báo trên ô tô
Các loại đèn cảnh báo trên ô tô
Khi ngồi vào buồng lái ô tô, phía sau vô lăng là một hệ thống đèn báo chỉ dẫn những thông tin hoạt động của xe. Các đèn này được nhà sản xuất ký hiệu bằng những biểu tượng đơn giản dễ hiểu nhất có thể cho người lái theo dõi. Cho đến hiện tại đã có khoảng 64 ký hiệu đèn cảnh báo trên ô tô mà các hãng xe đã tích hợp lên các dòng ô tô của họ. Chúng được chia ra làm các loại như sau:
Đèn cảnh báo nguy hiểm
Đèn báo lỗi thường có ánh sáng đỏ và nhấp nháy liên tục khi xảy ra lỗi nào đó trên xe nhằm giúp người lái chú ý ngay lập tức. Đôi khi còn được phát tín hiệu âm thanh đối với một số lỗi nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cao.
Đây cũng là những tín hiệu cơ bản luôn luôn có trên tất cả dòng xe hơi hiện nay
Đèn báo lỗi chức năng cần kiểm tra
Các lỗi chức năng nhỏ và đang ở trong tình trạng ít nguy hiểm, cần thăm dò kiểm tra thường có ánh sáng vàng.
Đèn thông báo chức năng thường xuyên khi xe hoạt động
Đèn báo phanh chống bó cứng (ABS):
Đây là tín hiệu hệ thống phanh thông minh nâng cao độ an toàn khi phanh gấp. Đèn bật sáng màu vàng nghĩa là hệ thống ABS đang có vấn đề về kỹ thuật, không thể hoạt động được nếu xảy ra phanh gấp. Đồng nghĩa rằng khi bạn thấy đèn cảnh báo trên ô tô này bật sáng bạn nên giảm tốc và giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước.
Đèn báo má phanh
Nếu đèn này bật sáng có nghĩa là má phanh (đĩa thắng) đã quá mỏng, khuyên bạn nên thay càng sớm càng tốt.
Đèn báo cos/pha
Dùng khi xe hoạt động vào ban đêm. Cho nên khi xe đang lưu thông ban ngày nếu đèn tín hiệu này bật sáng có nghĩa hệ thống chiếu sáng phía trước đang bật. Mặt khác, công tắc cos/pha còn cho biết tình trạng bóng chiếu sáng phía trước đang rọi với cự ly ngắn (cos) hay cự ly dài (pha).
Đèn áp suất lốp ở mức thấp
Tín hiệu này bật sáng cảnh báo cho bạn biết áp suất lốp xe thấp (bánh xe bị mềm) cần bơm xe về áp suất chuẩn. Nếu bạn cố lái xe khi lốp mềm sẽ là giảm khả năng bấm đường, hao tốn nhiên liệu hơn đồng thời giảm hiệu suất của hệ thống giảm xóc, gây mất cân bằng cho xe.
Đèn báo lỗi khí thải động cơ
Cảnh báo sớm cho bạn biết một số bộ phận máy móc đang có vấn đề hỏng hóc thông qua nồng độ khí thải. Khi đó đèn cảnh báo trên ô tô sẽ bật sáng và nhấp nháy liên tục.
Bạn không nên xem thường cảnh báo này vì khi đèn bật sáng có nghĩa là sự hỏng hóc động cơ còn ở mức tạm duy trì hoạt động được. Nên đem bảo trì hoặc sửa chữa xe sớm nhất có thể. Điều này vừa giúp bạn luôn an toàn giao thông vừa giảm thiểu chi phí bảo dưỡng.
Đèn báo lỗi ắc quy
Đèn tín hiệu này phát sáng là cho bạn biết ắc quy hiện đang có vấn đề hết pin, không sạc được. Nguyên nhân có thể do đứt dây điện nối với máy phát, hư máy phát điện, hoặc do hệ thống điều áp bị trục trặc. Xe vẫn hoạt động bình thường, nếu bạn tắt máy và đề lại máy sẽ không nổ.
Đèn báo áp suất dầu thấp
Nghĩa là động cơ xe đang bị rò rỉ dầu bôi trơn. Khi xe đang chạy mà áp suất dầu giảm đến mức đèn tín hiệu bật sáng là rất nguy hiểm. Khi đó không đủ nhớt bôi trơn động cơ sẽ dẫn đến hư hỏng nặng. Ma sát gây ra rất nhanh làm hư hại toàn bộ cấu trúc truyền động của động cơ.
Áp suất dầu cao nghĩa là nhiệt độ máy đang quá cao cũng rất nguy hiểm vì làm tăng tính giãn nở các chi tiết máy cũng tạo ra lực ma sát lớn.
Đèn cảnh báo túi khí
Biểu tượng túi khí bật sáng có nghĩa hệ thống bảo vệ bị lỗi, sẽ không thể bung ra tức thời nếu xảy ra va chạm. Điều này gây nguy hiểm cho người trong xe. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tiếp tục lái xe nhưng phải tuyệt đối chú ý an toàn, giữ khoảng cách và làm chủ tốc độ. Hãy đem xe đến trung tâm bảo dưỡng cho nhân viên kiểm tra càng sớm càng tốt.
Đèn cảnh báo phanh tay
Tín hiệu này phát sáng trong khi xe bắt đầu di chuyển. Nguyên nhân có thể do bạn quên kéo nhã phanh, nếu không quan sát và cố đạp chân ga sẽ khiến máy bị khựng, nặng hơn có thể hư hộp số.
Hoặc đã nhả phanh tay mà đèn vẫn báo sáng thì có thể hệ thống phanh tay đã hỏng hóc đâu đó. Phanh tay trên xe hơi là cực kỳ quan trọng khi xe đỗ bãi, nhất là đỗ xe nơi dốc chống lăn. Cho nên bạn cần kiểm tra sửa chữa ngay khi gặp nơi sửa gần nhất.
Và còn nhiều loại đèn cảnh báo khác trên xe ô tô đang ẩn khi xe hoạt động.
Xem thêm: Hướng Dẫn Sử Dụng Nút Start Stop Engine Thông Minh
Vì sao xuất hiện đèn cảnh báo trên ô tô?
Đèn cảnh báo trên ô tô mang nhiều ý nghĩa cho người ngồi trong xe khi di chuyển, trong đó mục đích tối thượng là làm tăng tính an toàn giao thông đến mức tối đa. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của khoa học ngành chế tạo ô tô các nhà sản xuất dần dà có nhiều phát kiến về đèn báo cho toàn bộ hệ thống cấu trúc xe giúp người dùng chú ý nhanh các lỗi trên xe nếu xảy ra.
Nếu các lỗi nghiêm trọng tiềm ẩn trong xe không được phát hiện sớm có thể dẫn đến tai nạn giao thông. Những lỗi nghiêm trọng tiềm tàng thì mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được vì thế các đèn cảnh báo sớm trên hệ thống điều khiển xe được ra đời giúp con người tránh được nguy cơ tai nạn đáng kể.
Bên cạnh đó, đèn cảnh báo ít nguy hiểm như một số cảnh báo về thông số động cơ, dầu nhớt, nước, nhiệt độ động cơ vv… giúp cho người dùng chủ động điều chỉnh kịp thời, góp phần làm tăng tuổi thọ của xe, chủ động bảo dưỡng khi những cảnh báo được thể hiện qua ký hiệu đèn.
Cách xử lý khi xuất hiện đèn cảnh báo trên ô tô
Chú ý đến đèn tín hiệu khi bật chìa khóa
Theo nguyên tắc lái xe thì một tài xế giỏi luôn chú ý đến các tín hiệu cảnh báo phía sau vô lăng. Mọi cảnh báo của xe đều phải bắt đầu từ lúc bạn bật chìa khóa. Những thông số cơ bản sẽ hiện ra trên đồng hồ cũng như đèn tín hiệu cảnh báo sớm chức năng của xe. Lúc này bạn cần chú ý xem hết tất cả những gì đang hiện lên trên bảng điều khiển. Nếu có tín hiệu nguy hiểm sẽ kịp thời xử lý đảm bảo an toàn trước khi khởi động.
Điều chỉnh ngay lập tức khi có âm thanh cảnh báo
Đặc biệt quan tâm đến những tín hiệu cảnh báo có phát ra tiếng tít tít. Đó là phản ánh mối nguy hiểm lớn nếu người lái cố gắng vận hành. Ngày nay các hãng xe còn tích hợp cả công nghệ thông minh đo lường mức độ nguy hiểm có thể ngăn tài xế khởi động nếu các lỗi chưa được khắc phục.
Phân bố đều sự tập trung trong lúc lái xe
Trong lúc xe di chuyển là lúc tài xế ít tập trung hơn vào bảng điều khiển do đang bận quan sát đường đi. Cho nên kiểm tra kỹ khâu đầu tiên là hết sức cần thiết. Lúc đang di chuyển có những cảnh báo nhấp nháy đỏ có nghĩa đang rất nguy hiểm và cần dừng xe lại ngay và nhận dạng lỗi để khắc phục.
Nếu xuất hiện biểu tượng đèn cảnh báo trên ô tô sáng màu vàng có thể ít nguy hiểm hơn nhưng cũng không nên chủ quan và cần sự điều chỉnh kịp thời.
Tóm lại, khi chúng ta nhìn thấy đèn cảnh báo trên ô tô đột nhiên phát sáng đồng nghĩa xe bạn đang có vấn đề và độ an toàn lái xe đang rất thấp, nên kiểm tra và sửa chữa ngay. Hiện nay các tín hiệu cảnh báo được hiển thị trên màn hình hiện đại, biểu tượng to hơn, dễ nhìn hơn, đặc biệt đối với những lỗi có độ nguy hiểm cao sẽ được cảnh báo kết hợp cả âm thanh, với xe thông minh tự lái còn có cả giọng nói trợ lý thúc dục bạn xem xét lỗi nhanh chóng.