Hệ thống phanh ABS trên ô tô cực kỳ quan trọng đến tay lái của bạn

Hệ thống phanh ABS hiện nay được trang bị tại hầu hết các mẫu xe ô tô đời mới. Điều này khiến bạn băn khoăn về cấu tạo và cơ chế hoạt động của hệ thống phanh này. Auto779 đã tổng hợp thông tin chi tiết về phanh ABS tại bài viết dưới đây. Bạn hãy dành chút thời gian để tham khảo nhằm hiểu rõ về dòng phanh này nhé.

Cấu tạo của hệ thống phanh ABS trên ô tô

Phanh ABS là hệ thống phanh chống bó cứng sở hữu nhiều cải tiến so với phanh thông thường. Cấu tạo của dòng phanh ABS có tổng cộng 4 bộ phận chính. Mỗi một bộ phận sẽ có đặc điểm và chức năng như sau:

1. Cảm biến tốc độ Roto

Cấu tạo này bao gồm một nam châm vĩnh cửu, lõi từ và cuộn dây thường lắp ở bánh trước và bánh sau bộ vi sai ô tô. Cảm biến tốc độ Roto đảm nhận nhiệm vụ nhận biết tốc độ từ bánh xe để phát hiện hiện tượng bó cứng bánh xe. Sau đó Roto sẽ truyền tín hiệu cho Bộ xử lý ECU điều khiển điện tử trung tâm.

Cảm biến tốc độ Roto của phanh ABS ô tô
Cảm biến tốc độ Roto của phanh ABS ô tô

2. Bộ điều khiển ABS

Đây là cấu tạo chuyên tiếp nhận, tính toán thông tin về tốc độ từ bánh xe truyền về ECU. Sau đó bộ điều khiển này sẽ sẽ ra lệnh cho bộ chấp hành phanh thuỷ lực. Điều này sẽ cung cấp áp suất dầu phù hợp nhằm hạn chế tối đa tình trạng phanh bị bó cứng.

Bộ điều khiển ABS
Bộ điều khiển ABS

3. Bộ chấp hành thủy lực ABS

Bộ chấp hành phanh ABS chuyên cung cấp mức áp suất dầu đến các xy lanh phanh bánh xe. Bộ chấp hành sẽ chống lại tình trạng bó cứng phanh sau khi nhận lệnh của bộ điều khiển ABS. Cấu tạo của bộ chấp hành phanh ABS bao gồm:

  • Motor điện.
  • Van điện tử.
  • Bơm dầu.
  • Bình tích áp.
Bộ chấp hành thủy lực ABS
Bộ chấp hành thủy lực của hệ thống phanh ABS

4. Cảm biến giảm tốc

Cấu tạo bộ cảm biến có 01 đèn LED, 01 đèn Transistor, mạch biến đổi tín hiệu, đĩa xẻ rãnh. Cấu tạo này đo chính xác sự giảm tốc của bánh xe. Sau đó hệ thống ABS sẽ điều chỉnh áp suất dầu phanh thật hợp lý. Cảm biến giảm tốc có 2 dòng chính được sử dụng phổ biến. Bao gồm cảm biến đặt dọc và cảm biến đặt ngang.

Cảm biến giảm tốc
Cảm biến giảm tốc

Cơ chế hoạt động của hệ thống ABS trên ô tô

Cấu tạo hệ thống phanh ABS đảm bảo tính hoạt động mượt mà dựa vào khả năng cảm biến tốc độ của bánh xe. Sau đó hệ thống phanh sẽ truyền tín hiệu cho ECU điện tử trung tâm.

Khi ECU phát hiện một hoặc nhiều bánh xe bắt đầu có tốc độ chậm hơn vận tốc lúc đầu. Lúc này phanh ABS sẽ giảm áp suất tác động lên đĩa nhằm hạn chế phanh xe bị bó cứng.

Phanh ABS sẽ ấn và nhả thanh kẹp trên phanh đĩa đúng theo tần suất 15 lần/giây. Phanh sẽ không tác động lực mạnh ở trong một thời gian ngắn. Cơ chế hoạt động này của phanh ABS đã giúp bánh xe ô tô không bị “chết”.

Hệ thống ECU điện tử trung tâm sẽ dựa vào thông số cảm biến vận tốc cùng thao tác từ chủ xe để đưa ra áp lực phanh an toàn, tốt nhất dành cho bánh xe. Thân xe và quỹ đạo xe sẽ được đảm bảo tính ổn định.

Cơ chế hoạt động “thông minh” của hệ thống ABS
Cơ chế hoạt động “thông minh” của hệ thống ABS – phanh hiện đại 

Cách sử dụng phanh ABS

Nhiều người hiểu sai về cách hoạt động của hệ thống thắng ABS, lầm tưởng dòng thắng xe ô tô này sẽ giúp quãng đường phanh trở nên ngắn hơn. Tuy nhiên phanh ABS lại có vệt phanh dài hơn phanh thường tại các địa hình khô ráo bằng phẳng. Hệ thống phanh này sẽ phanh ngắn hơn tại các cung đường trơn trượt nhưng bạn cần hiểu rõ cách sử dụng để tránh phanh muộn.

  • Bước 1: Gặp tình huống nguy hiểm chủ xe cần phanh mạnh và dứt khoát, chú ý không nhả phanh.
  • Bước 2: Bình tĩnh đánh lái ô tô tránh hướng khác (nếu có vật cản).

Lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh ABS trên ô tô

Người dùng cũng nên nắm rõ một số lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh ABS trên ô tô nhằm nhận được hiệu quả vượt trội của dòng phanh này. Cụ thể:

  • Không được đổi kích cỡ lốp ô tô khác tiêu chuẩn vì phanh ABS sẽ hoạt động không chuẩn.
  • Tuyệt đối không đạp phanh mạnh mà lại nhấn nhả, hệ thống phanh lúc đó sẽ không hoạt động.
  • Lợi ích của dòng phanh ABS là giúp tài xế kiểm soát được hướng lái cho ô tô.
  • Phanh ABS giúp xe hạn chế các hiện tượng trượt, mất đà, văng xe,… khi phanh gấp.
  • Chủ xe cần được đào tạo chính xác để thực hiện các thao tác phanh xe bằng hệ thống ABS.
  • Phanh ABS đảm nhận tốt việc chống bó cứng các bánh xe, chủ xe chỉ cần điều khiển xe sao cho an toàn là được.
Người dùng cần sử dụng phanh ABS đúng cách và lưu ý vài điều khi lái ô tô
Người dùng cần sử dụng phanh ABS đúng cách và lưu ý vài điều khi lái ô tô

Bài viết trên Auto779 đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết về cấu tạo, cơ chế hoạt động của hệ thống phanh ABS. Quả thực không khó hiểu khi hệ thống phanh này lại được ứng dụng tại nhiều mẫu ô tô đời mới. Nếu bạn cần tìm hiểu, lắp đặt hệ thống phanh này chính hãng, giá tốt thì hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua:

THÔNG TIN LIÊN HỆ AUTO779 

  • Địa chỉ: Số 98/49/3 Đất mới, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 0989 067 758 – 0399 439 779.

Xem thêm: Hệ thống treo trên ô tô hay gặp sự cố gì và cách khắc phục ra sao?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *